5 thách thức hàng đầu dành cho nhà quản lý bệnh viện phòng khám

Để phát trển bền vững các bệnh viện và phòng khám trong giai đoạn như hiện nay, đòi hỏi nhà lãnh đạo, quản lý bệnh viện phòng khám phải trang bị các công cụ, phương pháp và kỹ năng cần thiết cho bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào xuất hiện.

Trong vòng 5 đến 10 năm tới, họ phải đối mặt với rất nhiều thách thức bao gồm những thay đổi về quy định và chính sách, tiến bộ về y học và công nghệ, nhu cầu khách hàng và chi phí tăng cao, công tác phát triển con người và cả các vấn đề về khía cạnh đạo đức. Các nhà lãnh đạo phải nhận ra rằng sự xuất hiện đồng thời của những thách thức này có thể nhanh chóng tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc như nâng cấp dịch vụ, đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị máy móc và đào tạo vận hành. Nghiên cứu cho thấy những tiến bộ công nghệ sẽ đặt ra những thách thức mới liên quan đến ứng dụng công nghệ, kiểm soát và các vấn đề bảo trì hệ thống. Việc thay đổi liên tục như vậy đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải tự thay đổi bản thân cũng như nhân viên của họ và công chúng về cách sử dụng những hệ thống, quy trình và chương trình mới. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin dự đoán về những thách thức tương lai mà các nhà lãnh đạo ngành y tế sẽ phải đối mặt cũng như đề xuất các giải pháp triển khai.

1. Thách thức đầu tiên trong quản lý bệnh viện phòng khám là kìm chế các chi phí đang tăng một cách mất kiểm soát

Khi con người ta càng mong muốn sống lâu hơn, lối sống lành mạnh và năng động hơn, các mối quan tâm về chăm
sóc sức khỏe cũng tăng cao và từ đó, chí phí sẽ tăng theo. Nghiên cứu cho thấy chi phí y tế và chi tiêu thường tăng với tốc độ vượt quá tốc độ lạm phát và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực của Mỹ (The Society for Human Resource Management/ SHRM) cho biết thống kê về chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tại Mỹ sẽ tăng với mức trung bình năm khoảng 5.8% từ năm 2015 đến năm 2025, tương đương 1.3 điểm phần trăm cao hơn mức tăng dự kiến hàng năm của GDP. Điều này gây ra mối quan tâm lớn cho các nhà lãnh đạo khi họ tìm cách cung cấp bảo hiểm cho nhân viên của mình.

Các nhà lãnh đạo phải tìm ra các phương pháp thay thế để đối ứng với tình trạng chi phí chăm sóc sức khỏe gia tăng này. Họ phải thực hiện các nghiên cứu để tìm nguồn tài trợ, trợ cấp và những đơn vị đóng góp để giúp họ tiến hành các nghiên cứu, thiết lập các chương trình và thực hiện các quy trình theo tốc độ của sự thay đổi. Tại Mỹ có Trung tâm nghiên cứu dịch vụ y tế (HSRIC) sẽ cung cấp một danh sách các nguồn tài trợ, trợ cấp và học bổng mà nhà lãnh đạo có thể cân nhắc để đào tạo nhân viên, mở các trang thông tin công cộng hoặc phòng thí nghiệm để xử lý giấy tờ hoặc những sáng kiến khác. 

2. Những thách thức về cơ chế quản lý sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhà quản lý bệnh viện phòng khám

Đầu tiên là thách thức khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính. Theo đó, lý do làm các nước đang phát triển phải chuyển đổi các bệnh viện công lập sang cơ chế tự chủ là vì: phương thức quản lý quan liêu truyền thống đã không khuyến khích các nhà quản lý bệnh viện nỗ lực cải thiện hiệu quả hoạt động của bệnh viện, dẫn đến việc sử dụng quá nhiều tài nguyên nhưng không đạt hiệu quả mong muốn, tham nhũng, người bệnh và nhân viên y tế không hài lòng, chất lượng và hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe không như mong đợi. Mô hình quản lý mới theo phương thức tự chủ bệnh viện được xem như một giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của các bệnh viện. Tự chủ bệnh viện đòi hỏi phải đổi mới mối quan hệ giữa nhà nước và các nhà cung cấp dịch vụ, đòi hỏi một sự thay đổi từ quản lý tập trung sang hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ độc lập trong khi nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu công cộng và cơ cấu trách nhiệm nhưng trao quyền quyết định
cho đội ngũ quản lý bệnh viện.

Ngoài ra, kể từ ngày 1/1/2021, chính sách thông tuyến tỉnh đối với điều trị nội trú của bảo hiểm y tế sẽ chính thức có
hiệu lực. Thách thức làm cho các bệnh viện của các tỉnh hoặc các bệnh viện tuyến tỉnh có cơ sở vật chất và chất lượng khám chữa bệnh chưa cao thì phải đầu tư máy móc trang thiết bị và nhân lực để giữ bệnh nhân. Còn những bệnh viện có tiếng tăm từ trước đến giờ đã quá tải rồi thì đây là một áp lực lớn cho bệnh viện. Bệnh viện cũng phải mở rộng cơ sở vật chất và nâng cao việc chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để bớt quá tải.

3. Những thách thức về tiến bộ công nghệ và y tế phản ánh năng lực thay đổi dành cho nhà quản lý bệnh viện phòng khám

Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý bệnh viện là trăn trở và thách thức nhiều năm của ngành y tế. Việc ứng dụng phần mềm như phần mềm quản lý bệnh viện, bệnh án điện tử, y tế từ xa (telemedicine), xếp hàng điện tử, thẻ điện tử thanh toán viện phí…còn ở mức thấp, cơ bản. Việc phát triển y học và công nghệ đã tạo ra cơ hội và thách
thức trong cách các nhà cung cấp dịch vụ y tế hiện nay và
trong tương lai. Các tổ chức y tế ngày nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ và cần “các lựa chọn thay thế chi phí thấp cho việc khám tại văn phòng” và chăm sóc tại chỗ. Trong vòng 5 đến 10 năm tới, các nhà lãnh đạo có thể mong đợi nhiều hơn sự thay đổi từ việc khám chữa bệnh trực tiếp tại bệnh viện truyền thống đến tương tác khám bệnh qua không gian mạng. Sự thay đổi nhanh chóng đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải tiếp thu và phát triển các phương pháp duy trì và truy cập dữ liệu cá nhân của bệnh nhân.

Các áp lực và sự gia tăng về dòng dữ liệu bệnh nhân, các yêu cầu pháp lý về quyền riêng tư và bảo mật, tiến bộ của công nghệ lâm sàng làm tăng chi phí và các yếu tố khác. Ở mức tối thiểu, các nhà lãnh đạo nên phát triển những cách thức sáng tạo để quản lý và lưu trữ thông tin một cách đầy đủ. Họ phải hiểu và dự đoán hành vi của các hệ thống và cung cấp kiến thức quan trọng để thông tin cho những sự phát triển tiếp theo. Một khi các nhà lãnh đạo hiểu về hệ thống, họ có thể chuẩn bị cho các chiến lược đào tạo cho nhân viên. Việc đào tạo phải liên tục để bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ và y học trong tương lai.

4. Những thách thức về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế

Phát triển chuyên môn chính là chiếc chìa khóa thành công. Các nhà lãnh đạo về y tế phải thực hiện các bước để đánh giá, phát triển và tinh chỉnh các kỹ năng cá nhân về chuyên môn để duy trì sự thành thạo của bản thân. Hầu hết các sác kiến đào tạo vẫn tập trung xung quanh “phỏng vấn y tế truyền thống với trọng tâm là bệnh cấp tính”, tuy nhiên các nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ bị thách thức để thay đổi điều đó. Tương lai sẽ đòi hỏi họ phải có các cách tiếp cận thực tế hơn; cho bệnh nhân tham gia vào việc chăm sóc cá nhân; đưa ra các lựa chọn thay thế cho phương thức đi khám truyền thống và làm cho bản thân họ và các nhân viên luôn sẵn sàng giao tiếp với bệnh nhân mà không cần đến văn phòng.

5. Những thách thức về đạo đức

Những thách thức về đạo đức trong y tế vẫn luôn là một vấn đề lớn. Những sự cố liên quan đến vụ bê bối đạo đức ngành y của một số bệnh viện như tham nhũng trong việc mua sắm máy móc thiết bị y tế. Rồi sự cố gây chết người trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ… Những sự cố này sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tin đối với những người đứng đầu ngành y. Ngoài ra, nó dẫn đến các vấn đề pháp lý và tăng các chi phí về bảo hiểm.

Về vấn đề đạo đức, các nhà lãnh đạo luôn phải đảm bảo hành vi của họ và nhân viên ở mức đúng mực. Cải cách đòi hỏi sự ra quyết định có đaọ đức từ các nhà lãnh đạo bởi vì họ ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác nhau và “tạo ra những thay đổi thành công cơ bản trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”. Các nhà lãnh đạo phải hiểu được thành công của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào các hành vi đạo đức. Tạo dựng niềm tin sẽ tạo ra tiền bạc và giảm thiểu những chi phí trách nhiệm không cần thiết cho tổ chức.

Kết luận

Các nhà lãnh đạo y tế phải có khả năng hướng dẫn chỉ đạo các tổ chức về vai trò, trách nhiệm và chức năng của từng bộ phận. Người lãnh đạo phải đề ra và sửa đổi các chiến lược mà mọi người có thể hiểu và làm theo. Họ không nên tự mình đương đầu với nhiều thách thức “do các hệ thống y tế phức tạp tạo ra”, mà cần phải có “cách tiếp cận chia sẻ, phân tán hoặc tập trung để giải quyết các vấn đề phức tạp với các quan điểm và kỹ năng, ưu thế khác nhau của những người liên quan”. Các nhà lãnh đạo phải xây dựng một môi trường hợp tác theo đó mọi người đều tham gia vào quá trình phát triển chiến lược để giúp vượt qua những thách thức khi chúng nảy sinh. Việc theo sát những thay đổi và thực hiện kế hoạch hành động sẽ tạo ra thành công nhất định cho các nhà lãnh đạo y tế và tổ chức của họ trong nhiều năm tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *