Marketing cho bệnh viện luôn luôn là một việc làm cần thiết và đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của bất kì doanh nghiệp Bệnh viện, Phòng khám nào. Hiện nay với việc chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19, nhiều Bệnh viện, Phòng khám đa khoa chắc hẳn sẽ phải đau đầu suy nghĩ liệu có nên cắt giảm bớt chi phí cho các chiến dịch marketing hay không.
Nếu một số nỗ lực đầu tư cho quảng cáo có thể không mang lại lợi ích so với số tiền bỏ ra thì bạn cũng đừng nản lòng, chúng ta vẫn còn rất nhiều phương pháp khác để khiến tên Bệnh viện, Phòng khám của bạn vẫn sẽ xuất hiện trong tâm trí của khách hàng. PPower Media sẽ chia sẻ cho bạn những lí do tại sao Marketing thời điểm này vẫn là vô cùng cần thiết, và 07 giải pháp marketing cho phòng khám của bạn trong đại dịch Covid-19 này.
Nội dung bài viết
- 1 1.Đẩy mạnh Digital Marketing cho bệnh viện
- 2 2. Sắp xếp lại lịch hẹn chứ đừng hủy bỏ lịch hẹn của bệnh nhân
- 3 3. Cung cấp một số điện thoại khẩn cấp cho bệnh nhân để gọi
- 4 4. Tiếp cận và giao tiếp với những bệnh nhân cần điều trị khẩn cấp
- 5 5. Cập nhật các video thường xuyên cho bệnh nhân
- 6 6: Cập nhật và nâng cấp website
- 7 7: Đào tạo để cung cấp những dịch vụ mới
1.Đẩy mạnh Digital Marketing cho bệnh viện
Nếu bạn đang chi tiền cho các chiến dịch quảng cáo trên đài, quảng cáo trên TV, gửi mail trực tiếp hay những chiến dịch tương tự thì có lẽ đó không phải là phương pháp tận dụng tốt nhất ngân sách marketing lúc này. Cân nhắc việc giữ các loại quảng cáo này nếu bạn thực sự cần phải giải phóng một lượng tiền mặt để duy trì hoạt động phòng khám của mình.
Tuy nhiên, Digital Marketing lại rất cần thiết. Phòng khám của bạn có thể mất vài tuần đến vài tháng để xây dựng chiến dịch Marketing hiệu quả, vì vậy bạn sẽ không muốn từ bỏ tất cả các công việc khó khăn đã làm trước đó để thu hút người xem vào fanpage, website của bạn, đúng chứ? Và thêm vào đó, bệnh nhân chắc chắn cũng sẽ cần bạn trong các trường hợp khẩn cấp thời gian này. Bằng cách sử dụng Digital Marketing, bạn cũng có thể sẽ phải bận rộn trong thời gian này khi xử lí các trường hợp khẩn cấp đấy. Bạn chắc chắn sẽ không muốn mất bệnh nhân của mình sang các phòng khám khác đâu. Nếu như bạn không điều trị cho những trường hợp khẩn cấp của bệnh nhân thì chắc chắn phòng khám khác sẽ làm!
2. Sắp xếp lại lịch hẹn chứ đừng hủy bỏ lịch hẹn của bệnh nhân
Vì thời gian này có thể bạn sẽ chỉ phải điều trị bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp hoặc cấp cứu, bạn hãy sắp xếp lại lịch hẹn với những bệnh nhân với tình trạng không khẩn cấp khác chứ đừng hủy những cuộc hẹn đó. Hãy lên một kế hoạch sắp xếp lại bệnh nhân trong 1-2 tháng tới và điều chỉnh dựa trên tình trạng có khả quan hay không của dịch Covid-19. Bạn nên có sự chuẩn bị để mở rộng thời gian khám/chữa trị khi mọi chuyện trở lại như ban đầu vì có thể phòng khám của bạn sẽ phải bận rộn với những bệnh nhân muốn bắt kịp với dịch vụ chăm sóc cấp thiết.
3. Cung cấp một số điện thoại khẩn cấp cho bệnh nhân để gọi
Cân nhắc việc cung cấp cho bệnh nhân số điện thoại di động của bác sĩ hoặc thiết lập chuyển tiếp cuộc gọi trực tiếp từ đường dây nóng chính thức của phòng khám nếu có thể. Điều này sẽ mang lại một sự yên tâm cho bệnh nhân rằng họ luôn được trân trọng trong mọi trường hợp. Bạn hãy chắc chắn việc trả lời điện thoại hoặc phản hồi các câu hỏi một cách kịp thời để giải quyết các nhu cầu từ bệnh nhân của bạn.
4. Tiếp cận và giao tiếp với những bệnh nhân cần điều trị khẩn cấp
Thời điểm này không phải là lúc để dừng hoạt động phòng khám của bạn. Bạn luôn cần phải trong tâm thế sẵn sàng trong các trường hợp điều trị khẩn cấp và đảm bảo rằng bệnh nhân sẽ nhận thức được việc phòng khám của bạn luôn sẵn sàng khi họ cần. Có lẽ bình thường bạn sẽ chỉ phải điều trị cho 1 đến 2 trường hợp khẩn cấp trong tuần, nhưng phòng khám của bạn cũng có thể phải tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân mỗi ngày bằng cách tiếp tục cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp.
5. Cập nhật các video thường xuyên cho bệnh nhân
Mạng xã hội là một trong những công cụ tốt nhất để duy trì kết nối với bệnh nhân của bạn. Hãy thường xuyên kết nối với họ và cho họ biết rằng phòng khám vẫn luôn mở cho trường hợp chăm sóc khẩn cấp. Gửi cho bệnh nhân video “làm-thế-nào-để”, ví dụ như phương pháp làm sạch chân răng giá có thể tháo dời hay chăm sóc cho răng cấy ghép ra sao, những chủ đề bạn có thể làm. Facebook hay Zalo cũng có thể được sử dụng để gửi cho bệnh nhân những lời chúc mừng sinh nhật, điều này sẽ được đánh giá cao vì hiện tại hầu hết mọi người sẽ không muốn ra ngoài để tổ chức các bữa tiệc tùng. Đây là một cách rất sâu sắc để cho bệnh nhân thấy được rằng bạn luôn quan tâm và nghĩ về họ.
6: Cập nhật và nâng cấp website
Đây là thời gian tuyệt vời để cập nhật và nâng cấp các công cụ, phương tiện trực tuyến của bạn như website phòng khám chính thức. Hãy làm việc với nhân viên thiết kế cho việc làm mới hoặc cập nhật thông tin website. Một khi đại dịch này đi qua, bạn cũng sẽ vô cùng bận rộn với cả ngàn thứ khác nên đừng chần chừ tận dụng thời gian những việc này ngay bây giờ nhé.
7: Đào tạo để cung cấp những dịch vụ mới
Trong quá trình tư vấn, hầu hết những phòng khám đều nói với chúng tôi rằng họ mong muốn cung cấp những dịch vụ mới cho khách hàng nhưng lại không có thời gian cho công tác đào tạo. Khi như bạn thực sự muốn mở ra các dịch vụ mới cho phòng khám thì đây sẽ là thời gian để tìm hiểu hỏi và được đào tạo. Nếu bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, đừng ngần ngại liên hệ với PPower Media. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp đưa ra những hướng đi và phương pháp phù hợp với nhu cầu của bạn.
Thế giới đang trải qua một đại dịch với hệ quả khó lường, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn sẽ tận dụng thời gian này để kéo dài kì nghỉ. Có vô vàn những công việc cần được thực hiện thời điểm này. Dừng chân và giải lao và dừng làm việc lúc này đồng nghĩa với việc trong 6 tháng tới, bạn có thể sẽ phải đối mặt với một sự dốc xuống trong kinh doanh. Chính vì vậy ngay lúc này, hãy thay đổi chiến lược và hành động nhé, PPower Media luôn đồng hành cùng bạn để phát triển phòng khám một cách hiệu quả nhất.