Khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ y tế, ngoài những vấn đề liên quan đến quản trị, nhân sự, thiết bị Bệnh viện, Phòng khám. Thì marketing cũng là một vấn đề tương đối đau đầu đối với các bác sĩ khi bắt đầu mở cơ sở khám chữa bệnh của riêng họ. Trong khi đó marketing lại là một dụng cụ nòng cốt để bạn có thể thu hút khách hàng, bệnh nhân đến với Bệnh viện, Phòng khám của mình.
Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn top 6 ý tưởng marketing khi bạn mới bắt đầu mở Bệnh viện, Phòng khám. Và tất nhiên nó cũng có thể được áp dụng cho những đơn vị Bệnh viện, Phòng khám đã có mặt trên thị trường một thời gian để thúc đẩy chiến lược marketing hiệu quả hơn.
1. Xây dựng thương hiệu của mình
Hãy nhớ rằng “thương hiệu” luôn là mối quan tâm số một. Một trong những nhân tố quan trọng nhất của marketing chính là tạo ra thương hiệu riêng. Bạn có thể bắt đầu bằng việc thiết kế một logo phân biệt doanh nghiệp của bạn đối với những đối thủ khác trên thị trường và nó cũng có thể được sử dụng làm nền tảng để thiết kế các thông điệp, bài đăng marketing. Xây dựng thương hiệu là vô cùng quan trọng trong marketing bởi nếu không doanh nghiệp của bạn sẽ bị lạc giữa đám đông với vô vàn đối thủ cạnh tranh. Đó là lí do tại sao việc đầu tư thời gian vào tiền bạc vào “branding” là rất xứng đáng.
Nội dung bài viết
2. Sử dụng ứng dụng quản lý lịch hẹn
“Bùng” lịch hẹn, đến muộn hay dời lịch là một trong số những nguyên nhân gây ra sự đi xuống của nhiều phòng khám tư nhân. Ngoài việc hủy hoại một buổi chữa trị được lên kế hoạch chuẩn chỉnh ban đầu của bạn, những vấn đề trên thậm chí còn có thể ảnh hưởng nhiều đến dòng doanh thu.
Chính vì thế nên đừng ngần ngại sử dụng cho phòng khám của bạn một app để đặt lịch hẹn (như Google Calender, AppointMantic,…) để có thể xử lí những vấn đề trên cũng như giúp để thúc đẩy thương hiệu của bạn. Một vài app thậm chí cho phép bạn tạo hẳn một page online để bệnh nhân có thể dễ dàng truy cập, kiểm tra những slot còn trống và đặt chỗ cho riêng mình. Mục đích của việc này là giảm nhẹ đi quá trình bệnh nhân kết nối với thương hiệu nha khoa của bạn.
3. Trả lời tự động và chatbot
Bạn có thể đã nghe rất nhiều về trí tuệ nhân tạo và chatbot trong thương mại điện tử rồi đúng chứ? Chúng giúp thúc đẩy khách hàng tiềm năng, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng, trả lời các truy vấn cũng như chốt sales ngay lập tức.
Khi thời gian là cốt yếu và hầu hết bệnh nhân của bạn đang online, bạn nên làm gì? Hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện thương mại thông qua những công cụ trả lời tự động với các câu hỏi thường gặp (FAQs) cũng như tạo ra những câu trả lời thích đáng. Nghe là trí tuệ nhân tạo tuy nhiên những công cụ này không khó như bạn tưởng đâu, thậm chí chỉ mất đến vài phút để thiết lập một chương trình trả lời tự động cho phòng khám của bạn. Trong khi các chatbot trên nền tảng Zendesk, Reply.ai hay WeChat là các dịch vụ phải trả phí thì Facebook, mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam cung cấp cho bạn dịch vụ này hoàn toàn miễn phí.
4. Đẩy mạnh làm các video clip
Nếu có một điều mà bạn cần phải thay đổi trong năm nay thì đó chính là làm cho thương hiệu phòng khám nha khoa của bạn trở nên trực quan nhất có thể. Làm các video sẽ là một khởi đầu không hề tồi một chút nào, chúng ở khắp mọi nơi, dễ dàng truy cập, dễ dàng để xem và dễ dàng để hiểu. Nếu bạn tốn vài trang giấy cho những concept nha khoa phức tạp thì chỉ cần một video dài tầm 2-3 phút cô đọng là đủ. Đó là lí do tại sao những nền tảng để xúc tiến thương hiệu như Youtube, Youtube hay Instagram sẽ là vô cùng tuyệt vời cho việc marketing phòng khám của bạn. Tất nhiên đi cùng với đó bạn cũng phải công phu trong việc đầu tư thiết bị cũng như cho nội dung video đăng tải.
5. Những câu hỏi thường gặp (FAQs-Frequently asked questions)
Bạn có thể tự hỏi rằng “Những câu hỏi thường gặp” thì liên quan gì đến marketing chứ?
Thực ra chúng không chỉ đơn thuần giúp giải đáp thắc mắc cho khách hàng của bạn đâu. Mà “Những câu hỏi thường gặp” sẽ là một cách tuyệt vời để chứng minh rằng bạn là một bác sĩ chu đáo tận tâm và làm việc không chỉ vì tiền. Bạn quan tâm đến việc truyền bá kiến thức, bạn rất háo hức trả lời các câu hỏi của bệnh nhân và bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Ngay bây giờ, đừng ngần ngại chuẩn bị mục này thật chu đáo trên các nền tảng marketing của bạn như Facebook, Zalo, Website Bệnh viện, Phòng khám hay thậm chí là Linkedin (nếu có) nhé. Trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình, điều này đóng góp một phần vô cùng quan trọng đấy.
6. Content khởi tạo bởi khách hàng
Một trong những điều tương đối tuyệt vời ở môi trường công nghệ ngày nay đó là việc bạn được kết nối trực tiếp với khách hàng của mình. Cho dù đó là một bài review trên google, đánh giá hay review trên facebook thì bạn cũng có thể chắc chắn rằng những bình luận về Bệnh viện, Phòng khám của bạn sẽ được truyền đi rất nhanh nếu bạn biết cách tận dụng lợi thế của chúng.
Giờ thì bạn đã nắm được một số ý tưởng marketing để khám phá rồi, còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào thực hiện để tăng tốc cho Bệnh viện, Phòng khám của mình ngay nào. 😉