10 Phương pháp Marketing hiệu quả nhất bạn không biết
#1: Khám bệnh cộng đồng là phương pháp marketing offline rất hiệu quả
Phòng khám về bản chất thường sẽ là những doanh nghiệp địa phương, vì vậy phụ thuộc rất lớn vào những cộng đồng, tổ chức của địa phương sở tại, bởi đó chính là nơi kết nối khách hàng tiềm năng của phòng khám.
Phương pháp đầu tiên cho chiến dịch marketing đó chính là hòa nhập và tham gia vào các cộng đồng. Cộng đồng có thể là bất cứ điều gì, từ việc tham gia vào các buổi lễ hội truyền thống hay tài chợ cho một chương trình – sự kiện tại địa phương như gameshow, giải đấu bóng đá nhỏ, một buổi hội thảo cho các Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên chẳng hạn. Tất cả những điều ấy sẽ tạo cơ hội xây dựng mối quan hệ tốt hơn với cộng đồng và giúp cho cộng đồng đó biết đến phòng khám.
Phòng khám cũng có thể tổ chức một buổi về hội thảo tại một trường tiểu học, hoặc chia sẻ kiến thức tại trường đại học của địa phương mình. Điều này sẽ tạo ra một nền tảng tuyệt vời về cách cộng đồng nhìn nhận phòng khám, và nó cũng cho phép phòng khám có cơ hội tạo ra một số hoạt động marketing trực tiếp.
#2: Thu hút khách hàng vào cộng đồng thông qua marketing online
Mạng xã hội tạo cho phòng khám một phương tiện tuyệt vời để tiếp cận những khách hàng tiềm năng cũng như xây dựng và củng cố các mối quan hệ. Và điều này cũng được áp dụng với những khách hàng hiện có của phòng khám.
Facebook là một nền tảng tuyệt vời để xây dựng những cộng đồng trực tuyến cho bệnh nhân của phòng khám. Ngoài việc giữ liên lạc và thúc đẩy những cuộc trò chuyện, tương tác, phòng khám cũng có thể cung cấp những cập nhật, thông tin về chuyên môn hay những lĩnh vực có liên quan hay thu thập những “review”, đánh giá từ phía khách hàng của phòng khám. Điều này tạo nên những điểm tiếp xúc tiềm năng hơn và ấn tượng ban đầu tốt hơn bất kể khi nào hình ảnh của phòng khám xuất hiện trước mắt họ.
#3: SEO google tập trung vào khu vực
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho tất cả những từ khóa về phòng khám có thể sẽ giúp cho hình ảnh thương hiệu của phòng khám, tuy nhiên khả năng chuyển đổi thành khách hàng cho phòng khám chính là áp dụng những từ khóa SEO tập trung vào khu vực, thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh phòng khám. Sau tất cả, thậm chí nếu như một khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh có tìm đến phòng khám của bạn ở Hà Nội, thì liệu họ có sẵn sàng đặt vé đến Hà Nội cho một liệu trình điều trị lâu dài?
Tập trung vào SEO địa phương là cách tốt nhất cho chiến dịch marketing phòng khám. Điều này không chỉ giúp phòng khám tìm được tệp khách hàng tiềm năng khi họ tìm kiếm thông qua những từ khóa đó trên Google, nó cũng sẽ cho phòng khám cơ hội được xuất hiện khi khách hàng sử dụng những công cụ tìm kiếm giọng nói như Siri hay Alexa để giúp họ “tìm phòng khám gần đây”.
#4: Tạo dựng một website
Thống kê cho thấy 70% tương tác đầu tiên của khách hàng tiềm năng với phòng khám chính là thông qua website. Do đó phòng khám cần phải chắc chắn rằng website phải tạo được một ấn tượng thật tốt ngay từ ban đầu. Nó cần được thiết kế chuyên nghiệp, sắp xếp khoa học để điều hướng dễ dàng và kỹ lưỡng về thông tin cung cấp cho khách truy cập.
#5: Phòng khám cần sử dụng content marketing để tạo ra giá trị
Content marketing là việc sử dụng những bài viết dưới dạng blog, bài đăng ngắn hay sách điện tử (ebook) để đưa những người truy cập đến với trang web; hoặc các dạng content về nội dung chuyên môn – phản hồi khách hàng …để kết nối khách hàng tiềm năng trên Fanpage của phòng khám.
Những công cụ content marketing online dưới dạng blog hay FAQ (Frequent asked questions – những câu hỏi thường đặt) hoặc dạng content video thực tế thứ hạng cấp bậc uy tín của trang web – fanpage, giúp tăng lượt truy cập đến website – fanpage đó.
#6: Chạy quảng cáo là giải pháp hữu hiệu
Google Adwords là một nền tảng tuyệt vời để quảng cáo trang web của phòng khám xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của người dùng khi họ đánh những từ khóa nhất định. Hay Facebook Ads cũng giúp tiếp cận tối đa dịch vụ của phòng khám tới đối tượng người dùng trên nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay.
#7: Gửi bưu thiếp và thư ngỏ chào hàng
Một phòng khám có lợi thế hơn nhiều so với những doanh nghiệp khác, đó là việc tệp khách hàng thường sẽ giới hạn ở trong khu vực địa phương của phòng khám. Chính vì vậy, gửi bưu thiếp hay thư ngỏ chào hàng cho trực tiếp người dân trong bán kính phòng khám sẽ đảm bảo chạm được tệp khách hàng tiềm năng mục tiêu của mình.
Ngoài việc thường xuyên gửi bưu thiếp để thu hút bệnh nhân mới, phòng khám cũng có thể áp dụng một số chiến lược bổ sung sau để nhắm tới tệp khách hàng tiềm năng hơn:
– Gửi Brochure về các quy trình dịch vụ chuyên môn cao cấp/ hoặc các dịch vụ hot-trend cho các khu dân dư thu nhập cao.
– Đính kèm những tờ rơi với thông báo giảm giá trong giỏ quà chào mừng đến những chủ nhà mới của khu vực. Nếu họ mới chuyển đến khu vực này sinh sống, khả năng cao họ vẫn chưa tìm được phòng khám nào để chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và gia đình họ.
#8: Nhắc nhở các cuộc hẹn đối với khách hàng
Phát triển phòng khám của bạn không chỉ là việc làm thu hút bệnh nhân mới mà còn cần phải duy trì mối quan hệ đối với bệnh nhân đang có của phòng khám.
Gửi cho họ những lời nhắc về cuộc hẹn, hay nhắc họ đặt lịch hẹn là phương pháp tốt nhất để kết nối bệnh nhân và chắc chắn rằng họ nhận được sự chăm sóc cần thiết.
Nhắc nhở lịch hẹn có thể có nhiều cách như qua emails, tin nhắn, gọi điện thoại trực tiếp hay sử dụng bưu thiếp.
#9: Gửi email marketing
Ngày nay, email marketing đang là một công cụ rất mạnh để kết nối khách hàng và phòng khám. Email marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung thông tin về bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến nhóm khách hàng tiềm năng mà phòng khám hướng đến. Không giống với hình thức Spam email (Gửi email hàng loạt tới bất cứ cứ khách hàng nào) khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và từ chối nhận mail, Email marketing hướng đến những khách hàng đã được nhắm mục tiêu và tìm hiểu kỹ trước đó.
Khi dùng email marketing, phòng khám nên hỏi ý kiến bệnh nhân về việc đăng kí nhận thư hay không và gửi một cách khoa học để tránh việc khách hàng đưa nó vào hòm thư rác. Nếu phòng khám làm việc này tốt và tạo ra giá trị, mọi người sẽ cảm thấy vui vẻ khi nhìn thấy thư của phòng khám trong mục hộp thư đến.
Email marketing sẽ có xu hướng hơi giống với content marketing, chỉ khác là các bài viết sẽ đi thẳng đến hộp thư của bệnh nhân của phòng khám. Như vậy thay vì việc bạn chờ bệnh nhân tìm đến phòng khám, chúng ta sẽ tiếp cận trực tiếp bệnh nhân. Email marketing nên chứa các thông tin, bài viết có giá trị mà khách hàng của phòng khám muốn xem.
#10: Remarketing
Remarketing (hay còn gọi là Tiếp thị lại) là phương pháp sử dụng các nền tảng truyền thông (website, mạng xã hội, email,…) để cung cấp nội dung nhằm gợi ý, nhắc nhở khách hàng về thao tác huỷ bỏ đột ngột hay quên chưa thanh toán đơn hàng mà họ đã tiến hành trước đó. Remarketing cũng được dùng để thực hiện các chiến lược gia tăng bán hàng (up-sell) hay bán chéo sản phẩm (cross-sell) nhằm thúc đẩy doanh thu bán hàng.
Ngoài ra, remarketing còn được dùng để tiếp thị, chăm sóc khách hàng ở từng thời điểm, giai đoạn khác nhau khi khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc được cá nhân hóa để phù hợp với hành vi từng khách hàng