Trong bối cảnh y tế Việt Nam đang chịu nhiều sự biến đổi về quản lý, cạnh tranh và xu hướng chuyển đổi số, việc xây dựng một định hướng phát triển bài bản là yêu cầu tất yếu đối với mỗi bệnh viện, phòng khám. Trong bối cảnh đó, phân tích SWOT – bao gồm Strengths (S) – Weaknesses (W) – Opportunities (O) – Threats (T) – trở thành một công cụ chiến lược không thể thiếu.
Theo Practice Builders – nền tảng tư vấn marketing y tế tại Mỹ: “Phân tích SWOT không nên chỉ mang tính cảm tính mà cần dựa trên dữ liệu định lượng và định tính cụ thể – đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.”
Nội dung bài viết
Tại sao bệnh viện, phòng khám cần phân tích SWOT?
- Đánh giá khách quan hiện trạng: Giúp ban lãnh đạo nhìn rõ điểm mạnh – điểm yếu của hệ thống dựa trên dữ liệu, không cảm tính.
- Xác định ưu tiên chiến lược: Nguồn lực luôn có hạn, SWOT giúp chọn đúng việc cần làm trước.
- Tăng năng lực cạnh tranh: Nhận diện sớm cơ hội và rủi ro để ra quyết định đúng lúc.
- Nền tảng cho cải tiến liên tục: SWOT không phải bài tập một lần, mà là công cụ hỗ trợ điều hành và cải tiến định kỳ.
4 bước xây dựng SWOT cho bệnh viện/phòng khám
Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi phân tích
Cần làm rõ SWOT được sử dụng vào mục đích nào: Hoạch định chiến lược tổng thể? Chuẩn bị đầu tư dịch vụ mới? Hay đánh giá năng lực vận hành?
Việc xác định rõ mục tiêu giúp định hướng toàn bộ hoạt động thu thập và phân tích dữ liệu.
Bước 2: Thu thập dữ liệu định tính và định lượng
- Nguồn nội bộ: chất lượng chuyên môn, đội ngũ nhân sự, hạ tầng trang thiết bị, quy trình nội viện
- Nguồn bên ngoài: xu hướng bệnh tật, chi tiêu y tế, chiến lược cạnh tranh, hành vi người bệnh, các quy định y tế hiện hành
Tài liệu có thể bao gồm:
- Số liệu từ HIS, EMR, phiếu khảo sát hài lòng người bệnh
- Đánh giá KPI nội bộ (tốc độ quay vòng, số ca khám/ngày/bác sĩ, tỷ lệ biểu đổ)
- So sánh với đối thủ: chi phí, định vị, chất lượng dịch vụ, hành vi truy cập
Bước 3: Xây ma trận SWOT
Từ dữ liệu thu thập được, xây ma trận SWOT:
- S (Strengths – Điểm mạnh): Đội ngũ chuyên gia uy tín, cơ sở vật chất tiên tiến, quy trình tinh gọn, lưu lượng bệnh nhân cao
- W (Weaknesses – Điểm yếu): Thiếu đội ngũ nhân sự, thiếu KPI, tỷ lệ từ chối dịch vụ cao, hệ thống CNTT chưa liên thông
- O (Opportunities – Cơ hội): Dân số già hóa, nhu cầu sàng lọc sâu, xu hướng xã hội hóa y tế, ứng dụng AI, telemedicine
- T (Threats – Thách thức): Cạnh tranh gay gắt, đền bù chi phí BHYT, áp lực truyền thông xã hội, dịch vụ y tế tư
Bước 4: Từ SWOT đến chiến lược hành động
Tổng hợp nhận định SWOT thành chiến lược qua ma trận TOWS:
- SO: Tận dụng điểm mạnh để mở rộng dịch vụ, đáp ứng xu hướng
- WO: Đầu tư CNTT để khắc phục thiếu liên thông, nâng cao KPI nhờ xu hướng chuẩn hóa quy trình
- ST: Tăng cường truyền thông thương hiệu để giữ vững lưu lượng bệnh nhân trung thành
- WT: Chuẩn hóa lại vận hành, áp KPI để giảm sai sót, giám sát chặt chẽ chất lượng
Kinh nghiệm triển khai từ PMED
PMED đã triển khai mô hình SWOT trong nhiều dự án tái cấu trúc và chiến lược y tế, giúp bệnh viện, phòng khám nhận diện được lợi thế cạnh tranh để định vị dịch vụ đúng cách.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, xu hướng chuẩn hóa chất lượng và chuyển đổi số y tế ngày càng gia tăng, SWOT vẫn là một công cụ căn bản nhưng không bao giờ lỗi thời.
Tài liệu tham khảo:
- Practice Builders – Phân tích SWOT trong chăm sóc sức khỏe : https://www.practicebuilders.com/blog/swot-a-self-exam-to-identify-primary-areas-of-focus
Deloitte (2023) – Lập kế hoạch chiến lược cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe