Đối với các bệnh viện, câu hỏi triệu đô đó là: “Làm thế nào để chúng ta thích ứng với những nhu cầu thay đổi của ngành chăm sóc sức khỏe và duy trì sự ổn định về mặt tài chính?”. Viện nghiên cứu sức khỏe của PwC đưa ra bốn câu trả lời tiền năng trong một báo cáo công bố ngày 4/10/2018:

1. Mô hình dẫn đầu về sản phẩm (the Product leader)

Theo mô hình dẫn đầu về sản phẩm, các bệnh viện tập trung vào việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tiên tiến và hàng đầu, đó cũng là sản phẩm cốt lõi của mô hình. Các nhà lãnh đạo chiến lược sẽ đặt các mối quan tâm vào nhu cầu chăm sóc sức khỏe cụ thể, đặc biệt là những nhu cầu có thể sẽ tốn kém hoặc phức tạp. Tuy nhiên, dịch vụ chăm sóc bệnh nhân toàn diện, các lựa chọn về giảm chi phí lại không phải là trọng tâm trong mô hình này. Thay vào đó, nó tập trung vào sản phẩm, dịch vụ cùng với thương hiệu và sẽ phát triển quy mô bằng cách đưa công nghệ vào để sử dụng như telehealth (khám chữa bệnh từ xa).

2. Mô hình dẫn đầu về trải nghiệm (the Experience leader)

Mô hình này sẽ tập trung vào việc xây dựng trải nghiệm khách hàng tốt nhất có thể. Sự duy trì và trung thành của bệnh nhân sẽ là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của bệnh viện. Thêm vào đó, đặt mối quan tâm hàng đầu vào tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần, sở thích của bệnh nhân cũng như tính minh bạch về chi phí. Đó sẽ là chìa khóa thành công của mô hình. Đối với mô hình dẫn đầu về trải nghiệm, đưa ra các lựa chọn chi phí thấp nhất sẽ không phải là ưu tiên hàng đầu. Miễn là người tiêu dùng nhận thức được những gì liên quan đến giá cả và nhận được những gì họ đang tìm kiếm.

3. Mô hình kết hợp (the Integrator)

Mô hình này tập trung vào việc cung cấp lựa chọn giá trị tốt nhất cho khách hàng thông qua quy mô và phạm vi. Đây là mô hình lớn nhất trong các mô hình kinh doanh và có thể sẽ yêu cầu phạm vi đa vùng hoặc quy mô quốc gia. Tuy nhiên, trọng tâm hàng đầu của mô hình lại không phải thương hiệu mà chính là chi phí. Điều này sẽ đòi hỏi kế hoạch làm việc với các nhà cung cấp cũng như điều chỉnh các biện pháp khuyến khích kinh tế để giảm giá thành dịch vụ và sản phẩm.

4. Mô hình quản lí sức khỏe cộng đồng (the health manager)

Mô hình cuối cùng đặt sự quan tâm lớn đối với sức khỏe của toàn cộng đồng trong khu vực. Trọng tâm của nó là giữ cho nhóm dân cư tránh khỏi những hệ lụy xấu cũng như chi phí cao về y tế. Bằng cách giải quyết các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mô hình này đòi hỏi sự hiểu biết rộng rãi về cộng đồng dân cư trong khu vực. Cân bằng giữa rủi ro và công bằng sức khỏe (health equity) cũng như quan hệ đối tác với khu vực công. Mô hình quản lí sức khỏe cộng đồng sẽ yêu cầu các bệnh viện thực hiện định nghĩa rộng nhất về chăm sóc sức khỏe để thành công, bao gồm hỗ trợ về tinh thần, xã hội, và hậu cần cho bệnh nhân. 

Nguồn: beckershospitalreview

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *