6 bước triển khai chiến lược Marketing hiệu quả

Kinh doanh phòng khám hiệu quả trong thời công nghệ 4.0, bạn sẽ cần gì? Một chiến lược marketing phòng khám chuyên nghiệp và tiết kiệm, không chỉ giúp bạn quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng nhất của mình, từ đó làm gia tăng doanh số cho hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện tốt công việc này. Dưới đây, Pmed sẽ gợi ý 6 bước phát triển chiến lược marketing phòng khám hiệu quả. Giúp bạn nắm rõ những mục tiêu, kế hoạch triển khai tốt nhất để nâng cao thương hiệu cho phòng khám.

Bước 1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu bạn hướng đến là khâu rất quan trọng

Với tất cả mọi kế hoạch Marketing nói chung, không chỉ riêng cho phòng khám. Bạn sẽ cần phải xác định rõ 2 mục tiêu chính: Mục tiêu tài chính (đảm bảo dòng tiền cho sự vận hành của phòng khám) và mục tiêu khách hàng (số bệnh nhân sử dụng dịch vụ tại phòng khám). Hai mục tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi “Nếu không có bệnh nhân bạn chắc chắn không thể có doanh thu”.
Mục tiêu thị trường bạn hướng tới chính là đối tượng khách hàng tiềm năng. Mỗi một phòng khám sẽ hướng đến một đối tượng khách hàng khác nhau. Do vậy, bạn phải xác định rõ mục tiêu khách hàng của mình là ai? Phải có phân khúc rõ ràng, tuyệt đối không chung chung.
Muốn thành công trong kinh doanh thì bước đầu bạn phải tìm ra khách hàng mục tiêu của mình. Những vấn đề liên quan đến khách hàng đều phải được “mổ xẻ” và nghiên cứu kỹ như: Nhu cầu và mong muốn của họ là gì? Thu nhập của họ bao nhiêu? Điều gì thu hút họ đến phòng khám của bạn?… Từ đó, bạn có một tập dữ liệu phong phú để chạy quảng cáo đến đúng đối tượng đó.
Lưu ý: Khi xác định rõ đối tượng khách hàng muốn tiếp cận, hãy tập trung xây dựng phương án Marketing cho nhóm đó kiên trì và liên tục.

Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh xem các giải pháp nào họ đang triển khai

Trước nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng tăng cao, đã kéo theo sự hình thành của hàng loạt các phòng khám mới. Đặc điểm của phòng khám này là tập trung cùng một khu vực, cùng quy mô và hướng đến đối tượng khách hàng giống nhau. Do vậy, cạnh trạnh là điều tất yếu không thể tránh khỏi đối với các phòng khám. Nếu bạn không tạo ra được điểm lợi thế so với các đối thủ còn lại, thì thất bại là điều tất yếu.
Bạn cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, từ đó đưa ra một chiến lược Marketing phù hợp nhất: (giá, chất lượng dịch vụ, địa điểm…). Khắc phục những điểm yếu và phát huy lợi thế (liên tục tạo ra những ý tưởng mới trong chiến dịch quảng cáo của mình).

Bước 3: Xây dựng marketing thương hiệu

Thương hiệu chính là yếu tố cốt lõi của phòng khám và nó cũng đại diện cho danh tiếng của chủ kinh doanh. Ngày nay, bạn có thể dế dàng kết hợp 2 hình thức Marketing cho phòng khám:
Kênh truyền thống: Phát tờ rơi, phiếu giảm giá
Kênh online (giải pháp tiếp cận phần lớn khách hàng tiềm năng nhanh chóng và hiệu quả hơn): Xây dựng hệ thống marketing online cho phòng khám gồm xây dựng website, Facebook, Yotube…
Mặc dù những kênh marketing online hầu hết là miễn phí, nhưng làm sao để quản trị và xây dựng thương hiệu uy tín thông qua những kênh truyền thông này lại vô cùng quan trọng. Điều này đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của người dùng.

Bước 4: Tiến hành thực hiện kế hoạch, chiến lược

Để thực hiện tốt kế hoạch hay một chiến lược marketing bạn cần nhớ một công thức 5w1h:
Who: Những ai tham gia vào quá trình triển khai, họ sẽ làm những công việc gì?
Why: Mục tiêu mỗi công việc như thế nào? mục tiêu theo tiêu chí Smart
What: Nội dung công việc phụ trách là gì? Từ tổng thể đến chi tiết
When: Thời gian hoàn thành các công việc trên, nên áp dụng mô hình timeline để quản lý là tốt nhất
Where: Ví trí phụ trách ứng với trách nhiệm cụ thể
How: Làm thế nào cho đúng, làm thế nào cho nó hay. Đây được gọi là bước ý tưởng cực kỳ quan trọng, sẽ quyết định thành bại trong một công việc triển khai cho phòng khám.

Bước 5: Xây dựng dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp để đáp ứng tốt

• Chất lượng phòng khám:
Khi bạn đã thu hút được khách hàng tiềm năng nhất đến với phòng khám, thì đây là lúc bạn thực hiện những cam kết, quảng cáo đã nói. Làm thỏa mãn và đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng đã tin tưởng: Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người khám bệnh, loại bỏ các thủ tục giấy tờ rườm rà trong quá trình khám và điều trị. Đem lại sự chuyên nghiệp, tậm tân, chất lượng cho bệnh nhân.
• Tối ưu chăm sóc khách hàng:
Một kế hoạch Marketing cho phòng khám hiệu quả, bạn sẽ cần chú ý đến khâu tối ưu quá trình chăm sóc khách hàng:
Tạo ra các chương trình khuyến mãi, tặng phiếu giảm giá, voucher hay thẻ tích điểm cho khách hàng đã sử dụng các dịch vụ phòng khám. Đây là một cách hiểu quả để tri ân và tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.

Bước 6: Đánh giá hiệu quả của chiến dịch

Sau khi triển khai tất cả các chiến dịch Marketing phòng khám, bạn cần đánh giá lại xem doanh thu phòng khám có tăng trưởng hay không? Chi phí quảng cáo chiếm bao nhiêu % doanh thu?… Từ đó có góc nhìn bao quát và chuẩn xác nhất về tình hình hoạt động của phòng khám.
Việc đánh giá tổng quan sẽ cần dựa vào tình hình kinh doanh thực tế tại phòng khám: Lượng khách hàng trong tuần, tháng… doang thu ngày, tuần, tháng… Các báo cáo đều phải chi tiết. Nếu quản lý bằng sổ sách với quá nhiều số liệu, giấy tờ rất dễ nhầm lần và sai xót. Bạn nên sử dụng phần mềm quản lý phòng khám cho việc quản lý. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và tổng hợp dữ liệu chính xác, nhanh chóng theo từng chiến dịch quảng cáo áp dụng. Cho phép bạn kịp thời điều chỉnh và đưa ra những kế hoạch Marketing hiệu quả nhất.
Với những thông tin chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp bạn có được 1 kế hoạch Marketing hiệu quả và tiết kiệm nhất cho phòng khám của mình. Chúc bạn kinh doanh thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *