4. Những thách thức về đào tạo và giáo dục (Training and education challenges)
Phát triển chuyên môn chính là chiếc chìa khóa thành công. Các nhà lãnh đạo về y tế phải thực hiện các bước để đánh giá, phát triển và tinh chỉnh các kỹ năng cá nhân về chuyên môn để duy trì sự thành thạo của bản thân. Hầu hết các sác kiến đào tạo vẫn tập trung xung quanh “phỏng vấn y tế truyền thống với trọng tâm là bệnh cấp tính”, tuy nhiên các nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ bị thách thức để thay đổi điều đó.
Tương lai sẽ đòi hỏi họ phải có các cách tiếp cận thực tế hơn; cho bệnh nhân tham gia vào việc chăm sóc cá nhân; đưa ra các lựa chọn thay thế cho phương thức đi khám truyền thống và làm cho bản thân họ và các nhân viên luôn sẵn sàng giao tiếp với bệnh nhân mà không cần đến văn phòng.
5. Những thách thức về đạo đức (Ethical Challenges)
Những thách thức về đạo đức trong y tế vẫn luôn là một vấn đề lớn. Gần đây xuất hiện hàng loạt các tin bài liên quan đến vụ bê bối đạo đức ngành y của một số phòng khám, bệnh viện. Năm 2016, Trung tâm phát thanh truyền hình Anh (BBC) đưa tin Tiến sĩ Paolo Macchiarini, bị cáo buộc cung cấp nghiên cứu y tế sai lệch dẫn đến cái chết của bảy bệnh nhân. Gần đây, một bác sĩ vật lý trị liệu thế vận hội Larry Nassar đã bị kết tội và kết án vì hành vi sai trái tình dục. Những sự cố này sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tin đối với những người đứng đầu ngành y. Ngoài ra, nó dẫn đến các vấn đề pháp lý và tăng các chi phí về bảo hiểm.
Về vấn đề đạo đức, các nhà lãnh đạo luôn phải đảm bảo hành vi của họ và nhân viên ở mức đúng mực. Bruning và Baghurst (2013) cho rằng “cải cách đòi hỏi sự ra quyết định có đọa đức từ các nhà lãnh đạo” vì họ ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác nhau và “tạo ra những thay đổi thanh công cơ bản trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”. “Các nhà lãnh đạo phải hiểu được thành công của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào các hành vi đạo đức. Tạo dựng niềm tin sẽ tạo ra tiền bạc và giảm thiểu những chi phí trách nhiệm không cần thiết cho tổ chức.
Kết luận
Các nhà lãnh đạo y tế phải có khả năng hướng dẫn chỉ đạo các tổ chức về vai trò, trách nhiệm và chứng năng của từng bộ phận. Người lãnh đạo phải đề ra và sửa đổi các chiến lực mà mọi người có thể hiểu và làm theo. Họ không nên tự mình đương đầu với nhiều thách thức “do các hệ thống y tế phức tạp tạo ra”, mà cần phải có “cách tiếp cận chia sẻ, phân tán hoặc tập trung để giải quyết các vấn đề phực tạp với các quan điểm và kỹ năng, ưu thế khác nhau của những người liên quan”.
Các nhà lãnh đạo phải xây dựng một môi trường hợp tác theo đó mọi người đều tham gia vào quá trình phát triển chiến lược đê giúp vượt qua những thách thức khi chúng nảy sinh. Việc theo sát những thay đổi và thực hiện kế hoạch hành động sẽ tạo ra thành công nhất định cho các nhà lãnh đạo y tế và tổ chức của họ trong nhiều năm tiếp theo.
Nguồn:beckershospitalreview