Việc quản trị nhân sự trong doanh nghiệp luôn là một vấn đề không hề dễ dàng, điều này càng đúng hơn đối với một lĩnh vực mang tính đặc thù như là Bệnh viện, Phòng khám. Bởi chỉ có người đã từng làm việc trực tiếp với đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế tại các đơn vị Bệnh viện, Phòng khám mới hiểu rõ điều này. Làm sao để dung hòa những cá tính khác biệt? Làm sao để làm việc với các bác sĩ “gạo cội” với kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn dày dặn nhưng lại thiếu góc nhìn của một nhà quản lý, một nhà kinh doanh? Và làm thế nào để hội đồng y bác sĩ, cán bộ nhân viên trong Bệnh viện tiếp cận những quy trình và kỹ năng mới để công việc hiệu quả hơn? Hãy cùng trả lời những vấn đề này qua bài viết “Quản trị nhân sự bệnh viện và các thách thức phải đối mặt?” dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1.Tuyển dụng trong y tế
Cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành y tế đang gặp phải những thách thức lớn bởi tình trạng thiếu hụt nhân tài hiện nay. Việc cạnh tranh để có được những bác sĩ tài giỏi trong tất cả các ngành của lĩnh vực y tế là rất khốc liệt.
Tuy vậy, quá trình tuyển dụng cũng không được phép đại trà mà cần được tiến hành một cách tỷ mỉ, đánh giá kỹ lưỡng trình độ của các ứng viên đối với cả kỹ năng chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm khá. Việc đào tạo các nhân viên y tế liên tục cũng là một trách nhiệm khác của bộ phận nhân sự.
2. Cạnh tranh tiền lương
Khi thị trường tìm kiếm nhân tài ngày càng khó khăn, tiền lương trở nên tăng dần. Đối với các cơ sở y tế nhỏ hơn, việc cạnh tranh về mức lương gần như là không thể. Đối với các chuyên gia nhân sự y tế thì để thành công trong cuộc chiến về nhân tài, họ thường tập trung vào các điểm mấu chốt như “cân bằng giữa công việc và cuộc sống” để thu hút ứng viên tài năng. Lịch làm việc linh hoạt, thời gian nghỉ nhiều hơn và các gói phúc lợi khác khác thường khiến cơ sở y tế nhỏ trở nên hấp dẫn hơn.
3. Vấn đề nhảy việc và Giữ chân nhân viên
Số liệu cung cấp tại Mỹ cho thấy tỷ lệ chuyển viện năm 2018 ở mức 19,1%, đặc biệt là nhân viên điều dưỡng là 17,2%. Điều này cho thấy khoảng 1/5 nhân viên rời bỏ cơ sở của họ mỗi năm.
Nhiều ý kiến cho rằng cần có những sự thay đổi nhất định về văn hóa tổ chức để có thể giữ chân được những nhân viên y tế và bác sĩ tốt hơn.
Đối với các chuyên gia nhân sự về chăm sóc y tế, nhu cầu ngày càng tăng và lực lượng nhân tài ngày càng giảm sẽ đòi hỏi các giải pháp sáng tạo hơn để giảm tỷ lệ nhảy việc và tăng khả năng giữ chân nhân viên ở tất cả các cấp.
4. Kiệt sức
Tất cả các ngành hiện nay đều gặp phải tình trạng kiệt sức ở nhân viên, nhưng đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tình trạng kiệt sức thường gay gắt hơn. Riêng trong ngành điều dưỡng, cứ ba chuyên gia thì có một người hối tiếc về sự lựa chọn nghề nghiệp của mình. Những con số tương tự xuất hiện như tình trạng kiệt sức đối với các chuyên khoa y tế và phẫu thuật.
Sự hài lòng trong công việc vẫn luôn đóng vai trò là một yêu cầu thiết yếu trong tổ chức, do đó nhu cầu giải quyết những căng thẳng trong công việc đối với nhân viên trong ngành y tế là rất quan trọng. Không chỉ nhân viên có thể bị ảnh hưởng, mà kết quả của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu các chuyên gia y tế không thực sự cảm thấy hài lòng với công việc. Đối với các chuyên gia nhân sự y tế, việc hiểu rõ các dấu hiệu cảnh báo của tình trạng kiệt sức và sự can thiệp tích cực kịp thời sẽ mang lại hiệu quả lớn đối với cơ sở y tế và tránh những hậu quả không đáng có.
5. Đào tạo và Phát triển
Đối với nhiều ngành hiện nay, việc đào tạo liên tục và cấp chứng nhận/ chứng chỉ là điều tương đối cần thiết, thậm chí là bắt buộc. Trong lĩnh vực y tế cũng vậy. Đối với chuyên gia nhân sự y tế, họ phải chắc chắn rằng các bác sĩ hay nhân viên y tế trong cơ sở của họ được trao bằng cấp phép hành nghề phù hợp, và những chứng chỉ ấy sẽ phải cập nhật thường xuyên.
Ngoài chứng chỉ y tế, HR được giao nhiệm vụ đào tạo và phát triển tất cả các hoạt động khác ví dụ như các chương trình phát triển kỹ năng mềm và năng lực của nhân viên: số hóa, lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và hơn thế nữa.
Nguồn: Zenefits