Lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp trong lĩnh vực y tế nói chung cụ thể là phòng khám hay bệnh viện là một quyết định quan trọng. Đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bài viết này PMED sẽ so sánh ưu nhược điểm của việc thành lập phòng khám và bệnh viện để giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt Nên lựa chọn thành lập phòng khám hay bệnh viện?

1. Thế nào là loại hình phòng khám và bệnh viện:

  • Phòng khám: Đây là hình thức cơ sở y tế có quy mô nhỏ, chuyên cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh ngoại trú, một số trường hợp có thể điều trị nội trú trong thời gian ngắn, có thể là đa khoa hoặc chuyên khoa phù hợp với chuyên môn cũng như nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
  • Bệnh viện: Cơ sở y tế có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh đa khoa, bao gồm cả nội trú và ngoại trú.
Nên lựa chọn thành lập phòng khám hay bệnh viện?
Nên lựa chọn thành lập phòng khám hay bệnh viện?

2. So sánh ưu nhược điểm của phòng khám và bệnh viện:

Tiêu chí đánh giá Bệnh viện Phòng khám
Về phạm vi hoạt động Hoạt động trong mọi lĩnh vực khám và chữa bệnh. Bao gồm phẫu thuật, cấp cứu và điều trị nội trú.Tập trung và các loại hình chăm sóc hoặc các nhóm bệnh nhân cụ thể nào đó.  Thường mỗi phòng khám sẽ tập trung vào một vấn đề chuyên khoa (như nha khoa, da liễu,…), cung cấp các dịch vụ y tế thông thường. Thường không cung cung cấp dịch vụ điều trị nội trú.Thường chỉ tập trung vào một loại hình y tế và cá nhân người bệnh.
Đối tượng khách hàng Bệnh viện sẽ thực hiện được mọi trường hợp bệnh bao gồm cả những bệnh chuyển biến phức tạp, khẩn cấp. Phòng khám sẽ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phổ biến theo chuyên ngành mang tính chất định kỳ hoặc phòng ngừa.
Thời gian Mất nhiều thời gian chờ đợi hơn Ít phải chờ đợi
Quy trình thủ tục Thường sẽ phức tạp hơn Thường sẽ đơn giản, ngắn gọn hơn
Chi phí Cao hơn Thấp hơn
Mức độ phổ biến Một tỉnh thành/thành phố sẽ thường không có nhiều bệnh viện; Các bệnh viện thường chỉ tập trung lại một vài địa điểm. Mở được ở mọi nơi, một khu vực thành thị có thể có rất nhiều phòng khám. 

3. Vậy nên lựa chọn hình thức thành lập phòng khám hay bệnh viện?

Nếu muốn thành lập phòng khám đa khoa hay chuyên khoa cần lưu ý đến vấn đề vốn pháp định phù hợp. Thông thường sẽ tập trung vào vào một chuyên khoa nhất định là thế mạnh của phòng khám mình nếu như thành lập. Quản lý linh hoạt thu nhập nhanh chóng

Còn với hình thức thành lập bệnh viện cần có nguồn vốn pháp định dồi dào, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đa dạng. Vì có tác động tích cực đến cộng đồng cho nên đòi hỏi thêm cả cơ sở vật chất cũng như những rào cản về mặt pháp lý một cách đầy đủ và chính xác.

Tuy nhiên dù là thành lập phòng khám hay bệnh viện cần đặc biệt lưu ý các vấn đề như:

  • Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế như về vốn, chứng chỉ, đảm bảo an toàn,…
  • Xây dựng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt.
  • Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
  • Áp dụng quy trình quản lý khoa học, hiệu quả.
  • Có kế hoạch marketing hiệu quả để thu hút khách hàng.

Việc lựa chọn thành lập phòng khám hay bệnh viện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn vốn, mục tiêu kinh doanh, năng lực quản lý,…Tuy nhiên cần sự phù hợp với các tiêu chí để có thể hoạt động và vận hành đầy đủ hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Để có thể vận hành tốt các chủ doanh nghiệp hãy liên hệ với PMED để hỗ trợ quản trị phòng khám và bệnh viện của bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *