“Storytelling” – Phương pháp marketing y tế chạm đến trái tim bệnh nhân

Marketing trong ngành y tế giờ đây chẳng còn là một thứ gì đó xa lạ tại Việt Nam. Với những cơ sở y tế phát triển lên ngày càng nhiều, hay các bệnh viện công dần chuyển sang tự chủ tài chính thì việc làm marketing để thu hút bệnh nhân là một ưu tiên mà ban lãnh đạo các phòng khám/ bệnh viện nên đặt ra. Tuy nhiên, rất nhiều đơn vị chỉ tập trung làm marketing vào các kênh phổ biến với những phương pháp “lối mòn” trên website, hay các trang mạng xã hội.

1.Storytelling là gì?

Storytelling là phương pháp sử dụng câu chuyện tác động đến cảm xúc của con người. Đối với các chuyên gia marketing, họ sử dụng storytelling một cách cảm xúc nhất để gửi gắm các thông điệp của câu chuyện, từ đó tạo cho người đọc một động lực thúc đẩy họ thực hiện hành động với câu chuyện như like, share, comment…

Storytelling marketing là gì?

Lắng nghe bệnh nhân

Trong quá trình nghiên cứu kéo dài 18 tháng của giám đốc marketing tại UCHealth, Rodriguez hiểu rằng chỉ chăm sóc bệnh nhân tận tình là chưa đủ. Để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh và đạt được tỷ lệ bệnh nhân trung thành cao nhất, cơ sở y tế có sự lắng nghe bệnh nhân để thấu hiểu. Thông qua sự lắng nghe đó, các phòng khám, bệnh viện sẽ liên tục vận động để đổi mới, cung cấp những dịch vụ tốt nhất để phục vụ khách hàng và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội.

2. Storytelling – phương pháp marketing chạm đến trái tim bệnh nhân

Trong nghệ thuật diễn thuyết, cầu nối tốt nhất giữa một người thuyết trình với khán giả của họ chính là câu chuyện mà họ kể. Hầu hết chúng ta đều bị thu hút bởi những câu chuyện hay, và đó cũng chính là cách mà bộ não con người được kết nối. Trong y tế, storytelling sẽ là một phương pháp hoàn hảo để kết nối bạn với bệnh nhân, tạo lực đẩy giúp phòng khám của bạn được “tỏa sáng”. Hãy kể những câu chuyện có thật hoặc câu chuyện dựa trên sự kiện có thật, do chính bệnh nhân của bạn chia sẽ hoặc từ các bác sĩ để khơi dậy cảm xúc, sự đồng cảm từ mọi người.

Storytelling có thể được áp dụng ở nhiều hình thức khác nhau. Ở dạng văn bản, những câu chuyện được chia sẻ trên website hay mạng xã hội sẽ thu hút người đọc quan tâm vì nó có sự kết nối về mặt cảm xúc. Trong cuộc trò chuyện giữa bác sĩ và bệnh nhân, phương pháp storytelling thậm chí còn hiệu quả hơn. Thông thường, bác sĩ chỉ trao đổi với bệnh nhân về vấn đề tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và sao kê thuốc, bên cạnh là y tá đang cấp tốc ghi chép, đánh máy. Những cuộc trò chuyện như vậy để lại rất ít ấn tượng và sự ghi nhớ từ bệnh nhân. Tuy nhiên khi bác sĩ thực sự lắng nghe bệnh nhân và chia sẻ những câu chuyện liên quan mà họ từng được trải nghiệm cho họ, bệnh nhân sẽ có được sự đồng cảm và thấy rằng bản thân mình được quan tâm chân thành. Từ đó, họ sẽ ghi nhớ tốt hơn, kết quả khám chữa bệnh cải thiện hơn và trung thành hơn đối với phòng khám đó.

Phương pháp storytelling hiệu quả

Xây dựng nội dung tích cực

Khi đến bệnh viện hay phòng khám, bệnh nhân đã có trong mình những vấn đề tiêu cực về sức khỏe và họ mong muốn tìm kiếm giải pháp để chữa lành. Chính vì vậy, các câu chuyện được kể nên mang thiên hướng tích cực để họ có thêm niềm tin, và thậm chí những câu chuyện tích cực ấy cũng có thể đóng vai trò là một nhân tố chữa lành trong “đơn thuốc” của bác sĩ dành cho bệnh nhân.

Câu chuyện từ thực tế

Câu chuyện từ thực tế trải nghiệm của chính bác sĩ hoặc các bệnh nhân sẽ là một nguồn tài nguyên tuyệt vời và hữu ích để truyền đạt cho khán giả và các bệnh nhân khác. Câu chuyện về những người bình thường từ bỏ thói quen xấu theo những cách khác thường, câu chuyện về phương pháp từ bỏ thuốc lá của một người nghiện hơn 20 năm,… và vân vân những câu chuyện thực tế khác nữa có thể kể. Điều ấy sẽ làm chạm tới cảm xúc của bệnh nhân, của độc giả và thôi thúc họ hành động.

Các yếu tố cơ bản trong một câu chuyện

Tùy theo bối cảnh, những câu chuyện có thể được kể theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên đa số đều cần có những yếu tố cơ bản sau để thu hút được người nghe:

  •       Bối cảnh: Câu chuyện diễn ra khi nào và ở đâu?
  •       Nhân vật: Câu chuyện kể về ai, có 1 hay nhiều nhân vật liên quan trong câu chuyện đó?
  •       Cốt truyện: Nội dung của câu chuyện, những vấn đề xung đột và tính gay cấn của câu chuyện.

Một ngày, mỗi bác sĩ có thể tương tác với 20 đến thậm chí 60 bệnh nhân, do đó nguồn tài nguyên để kể chuyện là vô cùng phong phú. Những câu chuyện có thể trông đơn giản, nhưng khi được chia sẻ với đúng đối tượng, nó có thể mang lại hiệu quả rất lớn. Chính vì vậy, bất kỳ cơ sở y tế nào cũng nên áp dụng phương pháp storytelling như một công cụ marketing quan trọng, và công cụ ấy nên trở thành một kỹ năng cho từng cá nhân bác sĩ. Storytelling giúp cho các cuộc gặp gỡ giữa bác sĩ – bệnh nhân trở nên thú vị hơn, đồng thời có ảnh hưởng tích cực đáng kể đối với sự hài lòng của bệnh nhân và kết quả điều trị bệnh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *