Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện là một vấn đề cấp bách trong bối cảnh ngành y tế ngày càng phát triển và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao. Để đáp ứng yêu những cầu đó, các bệnh viện cần áp dụng “9 phương pháp nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện” hướng đến sự phát triển bền vững.

1. Đào tạo phát triển năng lực nhân viên tốt ngay từ lúc ứng viên tuyển dụng vào bệnh viện/phòng khám

Bất kỳ nhân sự mới nào được bệnh viện/phòng khám tuyển dụng thành công đều là những nhân sự có trình độ và năng lực nhất định. Việc đào tạo hội nhập ngay từ đầu rất quan trọng để giúp cho nhân sự phát huy tốt năng lực hiện có, đồng thời điều đó còn giúp nhân sự có niềm tin hơn vào lãnh đạo và sự phát triển của cơ sở y tế. Việc tổ chức các khóa đào tạo liên tục để nâng cao những kỹ năng mềm và thái độ tích cực cho nhân sự là yếu tố giúp bệnh viện/phòng khám nâng cao năng lực cạnh tranh với các cơ sở khác. Các kỹ năng cần đào tạo định kỳ 6-12 tháng cho nhân sự bao gồm:

Đào tạo phát triển năng lực nhân viên tốt ngay từ lúc ứng viên tuyển dụng vào bệnh viện/phòng khám
Đào tạo phát triển năng lực nhân viên tốt ngay từ lúc ứng viên tuyển dụng vào bệnh viện/phòng khám

2. Ứng dụng công nghệ vào quản lý và chăm sóc khách hàng cho bệnh viện/phòng khám

Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giúp nâng cao năng lực cạnh tranh hơn cho bệnh viện/phòng khám. Trong kỷ nguyên số như hiện nay, khách hàng xuất hiện trên rất nhiều nền tảng digital khác nhau như: google, facebook, zalo, tiktok,…do đó bệnh viện/phòng khám cần có định hướng các phương pháp quản lý và chăm sóc khách hàng hiệu quả trên từng nền tảng đó. Việc ứng dụng công nghệ và quản lý và chăm sóc khách hàng còn giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn, bệnh viện/phòng khám tối ưu hóa chi phí vận hành tổ chăm sóc khách hàng

3. Phát huy tinh thần trách nhiệm cho nhân sự tại bệnh viện/phòng khám

Mục tiêu của nhà lãnh đạo là phải truyền động lực cho nhân sự để có trách nhiệm về công việc hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Để làm được điều đó, bệnh viện/phòng khám cần xây dựng chi tiết mô tả công việc chi tiết cho từng bộ phận, kể cả bộ phận quản lý cấp cao. Điều này sẽ giúp việc cho việc quản lý bệnh viện/phòng khám đạt hiệu quả cao.

4. Thiết lập bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Chăm sóc khách hàng được xem là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng mà bất kể một bệnh viện/phòng khám nào cũng cần thực hiện nhằm gia tăng mối quan hệ với khách hàng. Bệnh viện/phòng khám nào triển khai chiến lược chăm sóc khách hàng thành công sẽ giúp xây dựng thương hiệu tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

5. Xây dựng chiến lược truyền thông bệnh viện/phòng khám hiệu quả

Truyền thông có thể là một lĩnh vực đầy thách thức đối với các bệnh viện/phòng khám. Để truyền thông hiệu quả, cần có chiến lược truyền thông có thể dẫn đến việc quản lý không mấy hiệu quả. Các kênh Truyền thông của bệnh viện/phòng khám cần triển khai là:

  • Truyền thông trên fanpage bệnh viện/phòng khám
  • Truyền thông trên website
  • Truyền thông trên Zalo
  • Truyền thông tại bệnh viện/phòng khám

6. Xác định chính xác các lợi thế cạnh tranh cho bệnh viện/phòng khám

Điều quan trọng là chúng ta phải biết bệnh viện/phòng khám của chúng ta có những lợi thế cạnh tranh gì so với các đối thủ trong khu vực. Chỉ cần xác định các lợi thế cạnh tranh này, chúng ta mới có thể tập trung vào nó để làm nổi bật hơn và củng cố vào các điểm “yếu” của bệnh viện/phòng khám.

7. Luôn cập nhật danh sách nhân sự tại bệnh viện/phòng khám

Nhân viên bệnh viện/phòng khám có thể thay đổi mà nhiều nhân viên cũ không biết. Do vậy, điều quan trọng là phải luôn cập nhật thông tin liên hệ của nhân viên tại các khoa/chuyên khoa khác nhau. Từ đó, sẽ không ảnh hưởng đến bệnh nhân và sẽ cho thấy việc quản lý hiệu quả hơn.

8. Xây dựng cơ chế giám sát chéo các bộ phận, phòng ban

Các chuyên khoa như cấp cứu, khoa khám bệnh, cận lâm sàng cần được chú trọng quản lý, chú ý nhiều hơn trong bệnh viện của chúng ta. Quản lý bệnh viện/phòng khám tốt phải đảm bảo rằng người và hệ thống làm việc đang hoạt động rất hiệu quả tại những khoa này.

9. Xây dựng mô hình bệnh viện/phòng khám lấy bệnh nhân làm trung tâm

 Bất kỳ những hoạt động đổi mới nào mà chúng ta dự định thực hiện trong bệnh viện/phòng khám của chúng ta, sự ưu tiên luôn luôn là thay đổi vì người bệnh và người nhà người bệnh. Đội ngũ nhân viên cởi mở hay công nghệ mới nhất sẽ không thành vấn đề nếu như bệnh nhân của chúng ta cảm thấy khó chịu. Do đó, việc quản lý bệnh viện/phòng khám một cách hiệu quả nằm ở việc lấy bệnh nhân làm trung tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *